Tinh hoàn ẩn trong ống bẹn bé trai

28/12/2024
|
0 lượt xem
Bệnh Trẻ Em Các Bệnh Nhi - Sơ Sinh Sức Khỏe
Tinh hoàn ẩn trong ống bẹn bé trai

Sau mổ, bé Hưng tỉnh táo, không đau, vận động bình thường, xuất viện trong ngày.

Ngày 11/11, BS.CKII Nguyễn Đỗ Trọng, chuyên khoa Ngoại Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết tinh hoàn ẩn (không nằm trong bìu mà nằm dọc theo đường đi của tinh hoàn như trong bụng, lỗ bẹn sâu, ống bẹn và lỗ bẹn nông) là dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ. Đây có thể là bất thường riêng hoặc kết hợp với các dị tật bẩm sinh khác liên quan đến nội tiết, gene hoặc lưỡng giới, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và tâm lý của bé sau này. Cha mẹ có thể kiểm tra bằng tay, nếu không thấy tinh hoàn trong bìu trẻ cần đưa đi khám ngay. Bệnh được phân loại thành các dạng sờ thấy, không sờ thấy, bất sản tinh hoàn (teo tinh hoàn). Cần phân biệt chẩn đoán tinh hoàn ẩn với tinh hoàn lạc chỗ (tức nằm ở vị trí khác, không nằm trên đường di chuyển của tinh hoàn từ bụng xuống bìu).

Êkíp can thiệp cho bệnh nhân bị tinh hoàn ẩn. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Theo bác sĩ Trọng, hiện phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả cao, giúp bảo tồn chức năng của cơ quan này, giảm nguy cơ vô sinh. Thời điểm mổ có thể bắt đầu khi trẻ đủ 6 tháng đến một tuổi. Nếu không can thiệp kịp thời, bệnh diễn tiến xấu hơn khi bé 12-18 tháng tuổi.

Nếu bệnh nhân bị tinh hoàn ẩn không sờ thấy, bác sĩ phẫu thuật nội soi cắt cao mạch máu tinh hoàn và đưa xuống bìu. Sau mổ trẻ cần vệ sinh bằng nước ấm, đảm bảo vết mổ khô thoáng, tránh tình trạng nhiễm trùng. Bé nghỉ ngơi và hạn chế hoạt động mạnh trong vài tuần, mặc quần áo rộng rãi. Chế độ ăn cho bệnh nhi nên có đủ vitamin C và A, đạm, kẽm giúp phục hồi nhanh, mau lành thương. Khi bệnh nhi có dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần liên hệ với bác sĩ ngay.

Đình Lâm

*Tên bệnh nhân đã được thay đổi

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp
Tin liên quan
Tin Nổi bật